PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ, GÓP PHẦN KIẾN TẠO ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện các nghiên cứu để đề xuất mô hình, bộ chỉ số đo lường kinh tế số cũng như các giải pháp cụ thể để phát triển các ngành kinh tế số lõi tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Đô thị Thông minh và Quản lý, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành thực hiện Đề án Nghiên cứu Đề xuất các Giải pháp cụ thể để Phát triển Kinh tế số tại TP. Hồ Chí Minh. Đề án được thực hiện vào năm 2024, với sự chủ trì của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh.
Theo Nghị quyết 31/2022 của Bộ Chính trị, Thành phố Hồ Chí Minh đã được giao nhiệm vụ để trở thành lá cờ đầu cả nước về kinh tế số vào 2030. Tận dụng môi trường đầy thuận lợi, cũng như triển vọng cho một thị trường kinh tế số đầy sôi động tại Châu Á, Thành phố Hồ Chí Minh cần có những nhận định thực tế về kinh tế số đất nước và của thành phố bằng cách áp dụng các mô hình và bộ chỉ số đo lường kinh tế số phù hợp để từ đó hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra.
Nhận thức được vấn đề này, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh đã chủ trì thực hiện Đề án Nghiên cứu Đề xuất các Giải pháp cụ thể để Phát triển Kinh tế số tại TP. Hồ Chí Minh, với sự tham gia của Viện Đô thị Thông minh và Quản lý, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Phát triển Kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều thách thức cần phải vượt qua
Để phát triển nền kinh tế số nhanh v bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức cần phải đối mặt. Trong đó, kinh tế số vẫn chưa được hiểu và nhận thức đầy đủ. Các khái niệm, nền tảng của Kinh tế số vẫn chưa được lan rộng đến nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, gây khó khăn trong việc thúc đẩy chính sách và ứng dụng công nghệ số. Bên cạnh đó, sự thiếu sự thống nhất trong phương pháp, công cụ đo lường kinh tế số cũng làm mất đi tính khả quan và khó khăn trong việc so sánh giữa các chỉ số và tiến trình phát triển kinh tế số. Ngoài ra, các chính sách và nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều.

Đề án Nghiên cứu “Đề xuất các Giải pháp cụ thể để Phát triển Kinh tế số tại TP. Hồ Chí Minh”: sự liên kết giữa nghiên cứu ở các trường đại học và chính quyền định phương
Đặt đối tượng nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp là các yếu tố liên quan đến kinh tế số tại TP. Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu thuộc UEH và Sở Thông tin - Truyền thông TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện các các báo cáo đánh giá, phân tích hàng quýnăm để nhanh chóng cập nhật theo dõi tiến trình phát triển, phát hiện vấn đề và đề xuất hướng phát triển hoặc điều chỉnh giải pháp phát triển kinh tế số. chính là giải pháp thiết thực nhấtđể phát triển kinh tế số TP. Hồ Chí Minh một cách nhanh và bền vững.
Việc đánh giá phân tích định kỳ được nhận định là cần thiết để thành phố nắm bắt và cập nhật được sự tiến triển kinh tế số theo thời gian, từ đó vừa đảm bảo tốc độ phát triển, vừa đáp ứng được yếu tố bền vững để kiện toàn hàng rào bảo vệ thành phố Hồ Chí Minh trước các tác động tương lai. Theo đó, các báo cáo sẽ đi từ đánh giá thực trạng kinh tế số tại Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh, đến đề xuất mô hình, bộ chỉ số đo lường kinh tế số, sau đó là các giải pháp cụ thể để phát triển các ngành kinh tế lõi.
Sau giai đoạn nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra các kết luận để các cơ quan ban ngành của TP. Hồ Chí Minh có được phương án phát triển, khẳng định được vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Không chỉ vậy, đề án nghiên cứu này còn được thành lập dựa trên nền tảng đồng sáng tạo như là một phương pháp bổ trợ cho nghiên cứu. Với phương pháp nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành trao đổi, thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, tham vấn ý kiến các chuyên gia, đại diện các bên liên quan trong và ngoài nước trong các hội thảo về chiến lược phát triển kinh tế số cho địa phương.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu thực hiện đề án đã thành công tổ chức hai hội thảo về Kinh tế số, thu thập được nhiều ý kiến của các đơn vị phòng ban các quận, huyện, xã, các công ty, doanh nghiệp lớn đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Bao gồm:
Hội thảo Nghiên cứu Phát triển Kinh tế số TP. Hồ Chí Minh được tổ chức vào ngày 26.4.2024 tại Cơ sở A Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự xuất hiện của ban lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, hội thảo còn có sự xuất hiện của lãnh đạo Cục Thống kê TP. HCM, Hội tin học Thành phố, Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh, Sở Lao động và Thương binh xã hội, y ban nhân dân, sở, ban ngành, các doanh nghiệp cùng các trường Đại học khác. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự của TS. Jaeuk Ju - Chuyên gia Kinh tế Viện Seoul. Tìm hiểu thêm về hội thảo tại đây.

Tiếp sau đó, Hội thảo 2: Đo lường tác động kinh tế số: Cơ hội & Thách thức cũng được tiến hành tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Hội nghị Quốc tế SKY EXPO Việt Nam vào ngày 10/07/2024. Hội thảo nằm trong khuôn khổ của iTechExpo 2024, có sự tham gia trình bày của TS. Nguyễn Kim Đức (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng UEH), và TS. Trịnh Tú Anh (Viện trưởng Viện Đô thị Thông minh và Quản lý UEH), cùng TS. Non Arkara (Cơ quan xúc tiến kinh tê số Thái Lan, Ban Đô thị Thông minh Thái Lan). Tìm hiểu thêm về hội thảo tại đây.
Nằm trong MOU giữa UEH và TP. Thủ Đức, nhóm nghiên cứu cũng đã tham gia Hội nghị tập huấn “Kinh tế số - Động lực phát triển Thành phố Thủ Đức”. Hội nghị diễn ra vào ngày 30/07/2024, với mục tiêu phổ biến, nâng cao kiến thức về kinh tế số cho hơn 500 cán bộ, công chức và viên chức.của thành phố Thủ Đức. Tìm hiểu thêm về hội nghị tại đây.

Cùng với sự hợp tác giữa Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (Cụ thể là Viện Đô thị Thông minh và Quản lý, và Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng), tin rằng Đề án Nghiên cứu Đề xuất các Giải pháp cụ thể để Phát triển Kinh tế số tại TP. Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ góp phần cho sự kết nối vững chắc giữa các cơ sở nghiên cứu và chính quyền địa phương, đặc biệt là ở khía cạnh cùng đưa ra các giải pháp phát triển để đưa các vùng, các thành phố và cộng đồng ở Việt nam đến với mục tiêu thông minh và bền vững trong tương lai.