ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ THÔNG MINH 2024-2025: THÍCH ỨNG ĐÔ THỊ – CÁC KỊCH BẢN CHO BÁN ĐẢO THANH ĐA – VIÊN NGỌC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỦ ĐỨC
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là đô thị lớn nhất Việt Nam, cả về dân số và kinh tế. Tràn đầy sức sống và phát triển mạnh mẽ là thế, chính thành phố này lại đang đối mặt với áp lực kép từ tốc độ đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu và đưa ra giải pháp sáng tạo để góp phần giải quyết các vấn đề trên, Đồ án Thiết kế Đô thị Thông minh 2024 - 2025 sẽ tiếp cận với Bán đảo Thanh Đa và tiến hành nghiên cứu khu đất này như một phòng thí nghiệm sống (Living Lab). Các giải pháp được đề xuất hứa hẹn sẽ đảm bảo được sự cân bằng giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển đô thị.
TP.Hồ Chí Minh, hay Sài Gòn theo cách gọi của người dân địa phương, là khu đô thị lớn nhất Việt Nam, xét về dân số và tình hình phát triển kinh tế. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với những thách thức đến từ yếu tố địa phương và cả những tác động tiêu cực đang diễn ra trên toàn cầu. Thực trạng của Thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra đề bài cho các nhà thiết kế, phát triển đô thị để tìm kiếm giải pháp ứng dụng các tư duy mới của trên toàn cầu, thực hiện cam kết phát triển thông minh và bền vững của các địa phương.
Đi cùng với mục tiêu to lớn này, Đồ án Thiết kế Đô thị Thông minh 2024 - 2025 tiếp nối và phát triển lối tư duy mà sinh viên Chương trình Kiến trúc và Thiết kế Đô thị Thông minh đã được học tại Đồ án Cảnh quan Thích ứng năm vừa qua. Cụ thể hơn, Đồ án Thiết kế Đô thị Thông minh giúp sinh viên có tư duy nhìn nhận cảnh quan đô thị như một nền tảng để tái cấu trúc hình thái thành phố. Ý tưởng cốt lõi của Đồ án là thể hiện cấu trúc cảnh quan đô thị của Bán đảo Thanh Đa thông qua Studiolab lần này tiếp nối nhiệm vụ của Studiolab Cảnh quan Kiên cường mùa xuân, nhằm suy nghĩ lại vai trò của cảnh quan đô thị như một khuôn khổ để tái cấu trúc hình thái thành phố. Ý tưởng cốt lõi của đồ án là thể hiện cấu trúc cảnh quan đô thị của Bán đảo Thanh Đa thông qua 6 cách biểu diễn, bao gồm: (1) Đất ngập nước đô thị, (2) Quần đảo đô thị, (3) Vườn lai Đô thị, (4) Cảnh quan nước đô thị, (5) Cảnh quan thực phẩm đô thị, (6) Lưới Siêu Đô thị.
Giả thuyết của đồ án đề cập đến việc khi hai Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Thủ Đức được xem như hai thành phố giống hệt nhau, nghiên cứu có thể chỉ ra tốc độ phát triển của thành phố phía Tây đang có xu hướng chậm lại, trong khi thành phố phía Đông lại đang có xu hướng tăng tốc. Sông Sài Gòn và hệ thống cảnh quan liên quan (Bán đảo Thanh Đa và Thủ Thiêm) có thể được xem là khoảng trống đô thị (urban void), và là cấu trúc cảnh quan đóng góp vào quá trình giúp thành phố có thể thích ứng tốt với tình trạng gia tăng dân số và nóng lên toàn cầu vào các mốc thời gian 2050 và 2100.
Studio được dẫn dắt bởi TS.KTS. Nguyễn Minh Quang phối hợp cùng ThS. Patrick Lenssen, ThS. Frits van de Kerk, ThS. Els van den Vetyver, ThS. Steven Hommersom và ThS. Will Martens, các đồng nghiệp đến từ Đại học Khoa học Ứng dụng Avans, cùng với sự tham gia đánh giá của các chuyên gia bên ngoài: TS.KTS. Huỳnh Văn Khang, ThS. Trần Trung Tín, thầy Lê Quốc Việt, và ThS. Lê Quỳnh Như.
Some material and highlights from the studio: