🕰️Thời gian: 8:30-11:30 | 06/7/2024 (Thứ Bảy)
🚙Địa điểm: Phòng B1.302, UEH Cơ sở B 279 Nguyễn Tri Phương, P5, Q10, TP. HCM
🌳Link đăng ký: https://forms.gle/REm1XfnzySqFGzSZ7
—————————
Chuyện học Kiến trúc tại Harvard cùng giấc mơ sương mù, chuyện thực hành kiến trúc hữu cơ tại Việt Nam, và chuyện theo đuổi sự giao thoa giữa kiến trúc truyền thống vào kiến trúc đương đại, ngày 06/07 này, hãy cùng ISCM hé lộ chuyện học và chuyện nghề của những kiến trúc sư trẻ Việt Nam.
Dành riêng cho thế hệ trẻ sẵn sàng vươn ra thế giới trong các lĩnh vực liên quan đến kiến trúc, Viện Đô thị Thông minh và Quản lý - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cùng các đối tác tổ chức Tọa đàm “Tôi nói gì khi nói về Kiến trúc: Chuyện học, Chuyện nghề của những Kiến trúc sư trẻ Việt Nam”. Ngay tại tọa đàm, chúng tôi sẽ hé mở về hành trình học tập và nghề nghiệp thực tế của các kiến trúc sư trẻ Việt Nam có quá trình du học tại nước ngoài. Từ đó, người tham dự sẽ được tiếp cận với góc nhìn toàn diện và thực tế hơn về ngành nghề kiến trúc trong bối cảnh thay đổi khó lường trước của xã hội và môi trường.
Chương trình sẽ có sự tham gia của:
ThS. KTS Khoa Vũ và hành trình học kiến trúc tại Harvard. ThS. Khoa Vũ là một kiến trúc sư người Mỹ gốc Việt ở New York. Các công trình của anh tập trung vào việc kết hợp tính hợp lý của hình thức xây dựng với hiện tượng học của trải nghiệm. Anh có bằng Thạc sĩ Kiến trúc từ Trường Thiết kế Sau đại học Harvard, giành được Giải thưởng Araldo Cossutta và Giải thưởng Thiết kế của Khoa. Anh đã làm việc ở Nhật Bản, Thụy Sĩ và Mỹ. Tại Michael Maltzan Architecture, anh là trưởng nhóm thiết kế cho một số dự án quan trọng như triển lãm Alexander McQueen tại LACMA và nhà hát 750 chỗ ngồi ở Rochester. Hiện tại, anh tập trung vào nghiên cứu kiến trúc bền vững tại OXMAN.
ThS. KTS Vũ Tiến An với hành trình du học kiến trúc tại Bỉ, cùng những trải nghiệm tại Châu Âu. ThS. Vũ Tiến An là chủ nhiệm văn phòng thiết kế kiến trúc Tad.atelier, đồng thời là giảng viên kiến trúc tại Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (UAH) . Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng tạo nhiều thách thức, An và cộng sự vẫn duy trì một cách tiếp cận mở cho mỗi dự án mà họ thực hiện. Nhìn nhận các cấu trúc như những thực thể sống, nơi mà kiến trúc trở thành nền tảng, ôm lấy các hoạt động của con người và cho phép những điều chỉnh cần thiết theo thời gian, anh tin rằng kiến trúc có thể tạo ra cơ hội cho các cuộc gặp gỡ giữa cư dân, đồng thời vẫn duy trì các kết nối thiết yếu giữa con người và thiên nhiên.
TS. KTS Huỳnh Văn Khang cùng những chia sẻ về Hành trình du học và trải nghiệm tại Nhật Bản. TS. Huỳnh Văn Khang đã du học tại Nhật Bản và hoàn thành chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Shiga Prefecture, sau đó trở thành thành viên của Hiệp hội Thiết kế Kiến trúc Nhật Bản và Viện Kiến trúc Nhật Bản, và là người sáng lập Phòng thí nghiệm Thiết kế Kiến trúc Thụ động (PDL) có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh theo đuổi kiến trúc thích ứng môi trường, hiệu quả năng lượng và bảo tồn di sản văn hóa. Bằng cách tích hợp các nguồn năng lượng tự nhiên như gió, ánh sáng mặt trời, và nhiệt tích hợp hài hòa trong bối cảnh địa phương, các thiết kế của thầy tìm kiếm sự cân bằng giữa cảm hứng từ chủ nghĩa tối giản Nhật Bản và các đặc điểm địa phương độc đáo trong kiến trúc Việt Nam, nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường sống và hệ sinh thái. Anh đã nhận được nhiều giải thưởng thiết kế, trong đó có giải thưởng uy tín Good Design Award Nhật Bản cho các thiết kế nhà ở thụ động được thiết kế để ứng phó với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới.
Ths. KTS. Nguyễn Khiêm với vai trò dẫn dắt chương trình. Là Viện sĩ đại diện của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ (AIA) tại Việt Nam từ năm 2021 đến nay, KTS. Nguyễn Khiêm là nhà tổ chức và giám tuyển cho các Hội nghị kiến trúc quốc tế AIA International Conference và Symposium của AIA tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, anh còn là giám đốc điều hành cty kiến trúc LaPerle tập trung vào thiết kế tòa nhà văn phòng cao cấp và nhà xưởng công nghệ, đồng thời tham gia dạy học và nghiên cứu tại Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự kiện giới hạn số lượng tham dự. Đăng ký tham gia ngay!